Mục tiêu của Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Cập nhật : 14:11 - 31/08/2022

Mục tiêu của Chiến lượcquốc gia bảo đảm trật tự,an toàn giao thông

đường bộ giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

 

Bảođảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một nội dung của bảo vệan ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; là trách nhiệm củamọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Quyết định số 2060/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ ngày 12/12/2020 ban hành Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giaothông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, vì vậy, đã đề ramục tiêu tổng quát là: Hàng năm giảm 5 - 10% số người chết và bị thương do tainạn giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có hệthống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môitrường; thể chế quản lý về an toàn giao thông phù hợp, hiệu lực và hiệu quả;kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông an toàn, hiện đại, thânthiện môi trường; người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấphành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hình thành văn hóa giao thông antoàn; có hệ thống cấp cứu, điều trị kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân tai nạngiao thông; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vựcbảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Mục tiêu cụ thể giaiđoạn 2021 - 2030

a) Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông,tổ chức bộ máy quản lý an toàn giao thông từ trung ương đến địa phương đượchoàn thiện, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

- Cơ sở dữ liệu an toàn giao thông được xây dựng và hoàn thiệntheo công nghệ hiện đại, có kết nối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công tác quảnlý và nghiên cứu về an toàn giao thông.

- Tất cả 05 trụ cột về an toàn giao thông đường bộ được ứng dụngkhoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các thành tựu của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư.

b) Kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông

- Xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thôngtrên hệ thống đường bộ; bảo đảm 100% các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấpcải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quyđịnh; lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chống tái lấn chiếm trêntất cả các tuyến quốc lộ; đảm bảo các công trình xây dựng lớn khi kết nối trựctiếp ra đường đô thị, quốc lộ và tỉnh lộ không gây gia tăng ùn tắc, tai nạngiao thông.

- 100% các tuyến quốc lộ, đường tỉnh (từ cấp III trở lên) xây dựngmới và 75% chiều dài mạng quốc lộ đang khai thác đạt mức độ an toàn giao thôngtừ 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn của Chương trình đánh giá an toàn giao thôngđường bộ toàn cầu.

- Các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo được xem xétxây dựng làn đường dành riêng cho mô tô, xe gắn máy, xe đạp và bảo đảm an toàncho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương.

- 100% hệ thống đường tỉnh, 50 - 80% hệ thống đường huyện được xâydựng và lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị bảo đảm an toàn giaothông.

- Hoàn thành hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật,người cao tuổi trên các tuyến đường chính trong các đô thị loại I trở lên.

- Huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng các trạm dừng nghỉ để phụcvụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đườngcao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ, đảm bảo người lái xe không quá 04 giờ là được dừngnghỉ theo quy định.

- 100% các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến, đoạn tuyến quốc lộhuyết mạch có triển khai lắp đặt các hệ thống quản lý, điều hành giao thôngthông minh (có công năng phát hiện các hành vi vi phạm, thu phí điện tử khôngdừng, biển báo hiệu đường bộ điện tử linh hoạt); hình thành các trung tâm tíchhợp quản lý, điều hành giao thông đô thị thông minh tại các thành phố trựcthuộc trung ương và địa phương có nhu cầu.

- Giảm ùn tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, cácđầu mối giao thông chính, tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thànhphố lớn, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.

- 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnhlộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn vàchống ùn tắc giao thông.

c) Phương tiện giao thông

- Loại bỏ 100% xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốnbánh không được tham gia giao thông; triển khai kiểm soát phát thải khí thảiđịnh kỳ đối với xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông.

- 100% chủ xe ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện từ để thanh toánđa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ và nộp phạt vi phạm.

d) Người tham gia giao thông

- 100% người tham gia giao thông được giáo dục, phổ biến kiếnthức, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các kỹ năng tham gia giaothông an toàn.

- Hệ thống đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe đạt tiêuchuẩn tương đương với các nước phát triển trên thế giới, hội nhập toàn diệntheo Công ước viên 1968 về giao thông đường bộ.

đ) Cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông

- 100% các tuyến cao tốc, quốc lộ được bố trí đầy đủ hệ thống cáctrạm cấp cứu, hoặc trong vùng phục vụ của cơ sở y tế có khả năng cấp cứu nạnnhân tai nạn giao thông, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thôngtrong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

- Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trung tâmcấp cứu y tế 115, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông trongthời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

- Tất cả bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên trong phạm vi cả nướcđảm bảo năng lực cấp cứu, tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông trong thời giannhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

Tầm nhìn đến năm 2045

- Giai đoạn 2031 - 2045, hàng năm kéo giảm tai nạn giao thông đườngbộ ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bịthương, hướng đến mục tiêu sẽ không có người chết do tai nạn giao thông đườngbộ.

- Hệ thống quản lý nhà nước về an toàn giao thông được hoàn thiện,hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững từ trung ương đến địa phương; năng lực,hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàngiao thông tương đương các nước phát triển.

- Hình thành văn hóa giao thông an toàn và ý thức tự giác chấphành pháp luật của người tham gia giao thông; đa số người dân trong đô thị hìnhthành thói quen tham gia giao thông bằng dịch vụ vận tải công cộng, đi bộ và đixe đạp.

- Vận tải hành khách công cộng phát triển với hạ tầng kết nối vàchất lượng dịch vụ vận tải hành khách được nâng cao.

- Cơ bản hoàn thành việc triển khai, áp dụng những thành tựu củacuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực an toàn giao thông, đặc biệttrong quản lý dịch vụ công, hoạt động vận tải, phương tiện tự lái, giao thôngthông minh, giám sát và xử lý vi phạm; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng dữliệu lớn trong tổ chức, điều hành giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông ở cácđô thị.

- Hệ thống đường bộ từ cấp trung ương đến địa phương được xây dựnghiện đại, đồng bộ và được lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị an toàngiao thông, đáp ứng tiêu chí về tuyến đường thân thiện cho mọi đối tượng thamgia giao thông; tất cả các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đườngbộ được xóa bỏ kịp thời.

- Các trạm cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông đượchiện đại hóa và giảm thời gian tiếp cận nạn nhân.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK