Chủ nghĩa tư bản hiện đại và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
Cập nhật : 14:03 - 31/08/2022

Chủ nghĩa tư bản hiện đại vàmột số hàm ý chính sách cho Việt Nam

 

CNTB hiện đại là một giai đoạnphát triển mới trong lịch sử phát triển của CNTB. Đó là CNTB với nhiều đặctrưng mới được thể hiện rõ nét từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ngày càngphát triển nhanh nhờ sử dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cùng với tính năngtự điều chỉnh. CNTB hiện đại làm cho bộ mặt xã hội có những bước phát triển mới.

Nhằm làm dịu các mâu thuẫnxã hội, CNTB đã tiến hành nhiều biện pháp điều chỉnh như: mở rộng chức năng củanhà nước tư sản sang hoạt động quản lý và điều hành kinh tế; điều chỉnh quan hệsở hữu mà nét nổi bật là thành lập các công ty cổ phần, tìm cách khai thác vàkích thích thị trường tiêu thụ hàng hóa; nhà nước tư bản ban hành nhiều chínhsách phúc lợi xã hội; phát triển mạnh các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia…có vốn lớn, có tiềm năng phát triển công nghệ thậm chí còn hơn uy mô quốc gia.

Sự điều tiết nền kinh tế củanhà nước trong chủ nghĩa tư bản hiện nay được tiến hành bằng một hệ thống cácchính sách và công cụ kinh tế như: tài chính, tín dụng, thuế, bảo đảm ổn địnhnguồn cung nguyên liệu, nhiên liệu, sức lao động, các chương trình kế hoạchphát triển kinh tế, thị trường, xuất nhập khẩu… Nhiều nước tư bản ngày càng canthiệp sâu vào các hoạt động kinh tế thế giới như thương mại quốc tế, đầu tư quốctế, liên minh liên kết nhằm duy trì sức mạnh, ảnh hưởng của CNTB trước các vấnđề của thế giới.

CNTB hiện đại tồn tại vàphát triển như một hệ thống, có liên kết, có quy tắc vận hành (về tiền tệ,thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng…). Sự phát triển của CNTB hiện đại đónggóp nhiều cho sự phát triển của nhân loại, nhưng cũng đem lại nhiều vấn đề,thách thức cho nhân loại (khủng hoảng kinh tế, nợ nần, ô nhiễm môi trường, chiếntranh, khủng bố…)[1]

Từ những phân tích, chúngtôi cho rằng:

- Hầu hết các thể chế quốc tế (thương mại, đầu tư, tài chính, anninh, an sinh xã hội, môi trường…) đượcxây dựng cho đến nay đều là kết quả của sự phát triển của CNTB hiện đại.Trước khi có CNXH, CNTB đã thống trị thế giới, ngày nay các nước CNTB vẫn thốngthế giới. Dù biến đổi về số lượng, chất lượng, nhưng về tổng thể thì CNTB vẫnvượt trội. Và chúng tôi cho rằng các nước CNTB sẽ vẫn thống trị thế giới trongnhiều thế kỷ nữa.

- CNTB qua nhiều thế kỷ biến đổi, có nhiều thăng trầm, nhưng đến nay vẫnlà một phương thức tốt nhất, là lực lượng mạnh nhất trong khai thác, tìm kiếmcác động lực, các phương thức cho phát triển loài người. Chính vì thế ViệtNam cần tham dự tích cực và tích cực hơn nữa vào các thể chế quốc tế, cần dựanhiều và nhiều hơn vào các thể chế quốc tế. Khi xây dựng, bổ sung, hoàn thiệncác quy định pháp lý, chúng ta cần tham khảo, cần tính đến tất cả các thể chếquốc tế liên quan. Hệ thống luật pháp của Singapore sở dĩ được công nhận vềtính công bằng, liêm chính và hiệu quả - làm cho Singapore trở thành một trongnhững quốc gia tốt nhất trên toàn cầu, do có lịch sử là thuộc địa của Anh, luậtcủa Anh cũng là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật của Singapore. Hiệnnay Singapore ngày càng trở nên độc lập với luật pháp Anh, phát triển hệ thốngluật học độc đáo của Singapore trên cơ sở tiếp thu các thông lệ pháp lý tốt nhấttừ ​​khắp nơi trên thế giới.

- Việt Nam trong quá trìnhphát triển, cần trung thành với lợi ích chung của nhân loại, tránh bị các nướclớn cô lập (như Triều Tiên, Iran, Cuba…).

- CNTB hiện đại là hệ thống kinh tế thị trường. Việt Nam cần tiếp tục cảicách, điều chỉnh chính sách cho tương thích với hệ thống thị trường thế giới.Phát triển kinh tế thị trường là đúng đắn. Đây là xu hướng mà hầu hết các nướctrên thế giới đi theo. Việt Nam cần chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trườnghiện đại, hội nhập quốc tế sâu rộng, ở đó nhà nước chủ động, linh hoạt khắc phụcmặt trái tự phát của thị trường. Cần làm rõ hơn và đưa ra khung khổ cho “Nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN”. Trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN cần chủ trương: 1/ Đa dạng hóa sở hữu. 2/ Đề cao lợi ích cộng đồng. 3/ Thừanhận sự tồn tại phổ biến, quyền tự chủ lớn của kinh tế tư nhân. 4/ Cạnh tranhbình đẳng giữa các loại hình sở hữu. Nếu định hướng XHCN - vẫn như trước đây,được hiểu là duy trì vai trò to lớn, lấn át của sở hữu công cộng, của kinh tếnhà nước, còn các loại hình sở hữu khác chỉ là thứ yếu (mặc dù vẫn nói là đượctôn trọng...) thì không những khó có thể có đột phá trong lý luận về sở hữu màcòn dẫn đến nhiều luẩn quẩn, vô lối về lý luận. Nếu định hướng XHCN vẫn được hiểunhư vậy thì theo chúng tôi, nên thay bằng chủ trương “Xây dựng nền kinh tế thịtrường Việt Nam hiện đại”. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại nhưng mang bảnsắc riêng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam, ít nhất là trong giaiđoạn hiện nay.

- Sự phát triển của chủnghĩa tư bản hiện đại có mặt tiêu cực: Bản thân mỗi nước trong hệ thống TBCNcũng theo đuổi lợi ích riêng. Có lúc yếu, có khâu yếu (Khủng hoảng nợ châu Âu,nước Mỹ thời Trump theo đuổi chủ nghĩa dân tộc, xa rời nhiều tổ chức quốc tế).Nhưng về tổng thể, CNTB hiện đại là thế lực tiến bộ, là động lực thúc đẩy cảicách, đổi mới, là động lực phát triển của thế giới. Khác hẳn với thời kỳ trước1991, ngày nay, nếu thiếu liên kết, thiếuhợp tác, trao đổi với các nước TBCN, Việt Nam không thể phát triển.

- Nhóm các nước CNTB Châu Âu(EU) và Bắc Mỹ có sự khác biệt về mục tiêu (Châu Âu phụ thuộc vào năng lượngNga hơn, châu Âu hợp tác với Trung Quốc mạnh hơn, trong khi Mỹ độc lập hơn vớicả Nga và Trung Quốc), nhưng Việt Nam cầnhợp tác với cả EU và Bắc Mỹ. Vì đây là những lực lượng tiến bộ nhất, mạnhnhất trong thế giới TBCN hiện đại.

- Việt Nam không gần các nướcEU, cũng ở rất xa Bắc Mỹ. Việc gia tăng các hoạt động kinh tế, hòa nhập sâu rộngvào các nền kinh tế thuộc hai nhóm này khiến cho Trung Quốc phần nào phải e ngạihơn khi bắt nạt, chèn ép Việt Nam.

- Cần phải coi trọng vấn đềdân chủ. Các nền kinh tế tư bản phát triển đều là những nước dân chủ. Việt Namphát triển kinh tế thị trường, muốn trở thành một nền kinh tế thị trường hiện đạikhông thể bỏ qua vấn đề dân chủ. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các yếutố dân chủ, thể chế kinh tế và tiến bộ được kết nối rất mật thiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh mục các tài liệu tham khảo chính:

1.                 Origins of Modern Capitalism, https://study.com/academy/lesson/origins-of-modern-capitalism.html

2.                 ASIA POWER INDEX, 2021 EDITION HTTPS://POWER.LOWYINSTITUTE.ORG/.

3.                 Robert Gilpin, The political economy of internationalrelations. Princeton N.J.: Princeton U. Pr., 1987

4.                 TỪ SỰ KIỆN NGA BỊ LOẠI KHỎI SWIFT: SWIFT LÀ GÌ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNGTHẾ NÀO MÀ KHIẾN NGA LO LẮNG?,https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tat-tan-tat-ve-swift-don-trung-phat-chua-tung-co-giang-xuong-nga-20220301073236082.htm.

5.                 Đại Lược, Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnhchính sách phát triển kinh tế của một số nước lớn, NXB KHXH 2003

6.                 Đào Văn Tập, KTTG tình hình và triển vọng, NXB KHXH, 1982

7.                 Torben Iversen and David Soskice, Modern Capitalism and theNation State Coping with Crisis, 1.2012

8.                 Christian Bjørnskov and Martin Paldam, The spirits ofcapitalism and socialism A cross-country study of ideology, Economics WorkingPaper, 2009-18

9.                 Peter J. S. Duncan and Elisabeth Schimpfössl, Socialism,Capitalism and Alternatives, Area Studies and Global Theories, First publishedin 2019 by UCL Press University College London, Gower Street, London WC1E 6BT.

10.            Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2020, https://top-10.vn/the-gioi/top-10-nuoc-giau-nhat-the-gioi-cap-nhat-den-2020/

(*) Về quân sự, Tổ chức hiệp ướcVacsava thành lập ngày 14-5-1955 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani,Bungari, Hungari, Rumani, CHDC Đức (https://www.elib.vn/hoc-tap/bai-2-lien-xo-va-cac-nuoc-dong-au-1945-1991-lien-bang-nga-1991-2000-167.html)

 



[1] https://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/101/924/quan-niem-ve-chu-nghia-tu-ban-hien-dai

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK