Những giải pháp theo nhóm ngành ưu tiên để đạt tăng trưởng xanh
Cập nhật : 15:32 - 27/12/2021

Tăngtrưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình pháttriển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hộivà bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm ảnhhưởng đến các thế hệ tương lai. Để đảm bảo phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, Chính phủ xác định:Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn; nâng cao hiệu quả sử dụng tàinguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ônhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bềnvững; Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiênnhiên; Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh; Phát triển thịtrường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bềnvững...

Hiện nay, BộKế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ giao xây dựng “Chiến lược quốc gia về tăng trưởngxanh giai đoạn 2021-2030”, trong đó đề ra những giải pháp theonhóm ngành ưu tiên như sau:

a)    Năng lượng

-  Xây dựng chiến lược phát triển năng lượng tích hợp cácmục tiêu tăng trưởng xanh, hoàn thiện các công cụ và thực thi hiệu quả hoạtđộng theo dõi, giám sát, đánh giá.

-  Hoàn thiện thị trường năng lượng cạnh tranh, xây dựng cơchế khai thác hạ tầng năng lượng dùng chung, nghiên cứu và áp dụng các công cụtài chính hiệu quả nhằm thúc đẩy năng lượng sạch.

-  Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về năng lượng mới và táitạo; xây dựng, áp dụng các cơ chế, quy định cần thiết đảm bảo phát triển nănglượng mới và tái tạo theo hướng tăng cường an ninh năng lượng, sử dụng hiệu quảtài nguyên; Tạo lập tiền đề phát triển sản xuất và ứng dụng năng lượng hydro trongdài hạn.

-  Thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả thông quatăng cường thực thi pháp luật; hoàn thiện các cơ chế khuyến khích và tăng cườngkhả năng tiếp cận tài chính đối với đầu tư vào sử dụng năng lượng hiệu quả.

b)   Giao thông vận tải

-  Sử dụng năng lượng hiệuquả và cải thiện năng suất vận tải hàng hóa trong các phân ngành giao thông vậntải thông qua công cụ chính sách và các công cụ kinh tế gắn với thị trường.

-   Tái cơ cấu thị trường vận tải theo hướng đẩymạnh hoạt động vận tải bằng đường sắt, đường thủy nội địa và thủy ven biển; đẩymạnh vận tải hành khách công cộng trong đô thị bằng đường sắt đô thị và xebuýt; kiểm soát hoạt động của phương tiện cơ giới cá nhân trong khu vực nội đô,đặc biệt ở hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

-  Khuyến khích chuyển đổinhiên liệu và phương tiện theo hướng xanh và bền vững; xây dựng lộ trình triểnkhai sử dụng phương tiện sạch (phương tiện sử dụng điện, hybrid, nhiên liệusinh học, nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng, năng lượng hydro).

-  Tăng cường ứng dụng côngnghệ số nhằm tối ưu hóa công tác quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng giao thôngcông cộng và hoạt động vận tải, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt và giảmtiêu thụ năng lượng.

-  Thúc đẩy đầu tư, pháttriển và khai thác cơ sở hạ tầng giao thông trên cơ sở tiết kiệm năng lượng,hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường cao, chống chịu biến đổi khí hậu vànước biển dâng; ưu tiên phát triển các trung tâm logistics xanh, cảng xanh.

c)    Công nghiệp

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút,khuyến khích, quy định về đầu tư máy móc, công nghệ mới theo hướng sử dụng hiệuquả tài nguyên và hạn chế phát sinh chất thải.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, cập nhật tiêu chuẩn theolộ trình phù hợp và thực hiện nghiêm ngặt các định mức tiêu thụ năng lượng, yêucầu khác theo quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả cho cáctiểu ngành công nghiệp.

- Khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm; tậndụng tối đa các chất thải, phế thải cho quá trình sản xuất.

- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT),kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất (BEP); sử dụng công nghệ tiên tiến cóđịnh mức tiêu thụ năng lượng thấp, tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thôngtin vào sản xuất.

d)   Xây dựng

-  Hoàn thiện cơ chế, chínhsách; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị tăng trưởngxanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, chống chịu biến đổi khí hậu và nướcbiển dâng.

-  Xây dựng và phát triển hệthống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hạ tầng xanh, hạ tầng thông minh gópphần bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chống chịu biến đổi khíhậu và nước biển dâng.

-  Đẩy mạnh nghiên cứu vàứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển công nghiệp sản xuất vật liệuxanh, tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên,năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

-  Xây dựng và hoàn thiệncác quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong phát triển côngtrình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, công trình chống chịu biến đổi khíhậu và nước biển dâng; tăng cường thực hiện và giám sát thực hiện các côngtrình hiệu quả năng lượng; thúc đẩy phát triển các công trình xanh.

đ) Nôngnghiệp

- Xây dựng kế hoạch, đề án phát triển các lĩnh vực củangành nông nghiệp tích hợp các mục tiêu tăng trưởng xanh, hoàn thiện các côngcụ và thực thi hiệu quả hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá.

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, nông nghiệp thôngminh thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữucơ và nông nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn xanh, phát thải thấp, an toàn và truyxuất nguồn gốc phục vụ tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.

- Phát triển thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp ápdụng các công nghệ xanh, sạch và phát thải thấp, thị trường xuất khẩu cho cácsản phẩm nông nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng các công cụ tàichính hỗ trợ cơ chế tài chính, giá cả cho sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, phátthải thấp, an toàn, hữu cơ và chất lượng cao.

- Tăng cường đầu tư cho phát triển các chương trình nôngnghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn lực khuyến nông, huy động các nguồn lựcxã hội và hợp tác quốc tế, tham gia thị trường carbon quốc tế và thiết lập thịtrường carbon trong nước để mở rộng tăng trưởng xanhngành nông nghiệp.

e)    Lâm nghiệp

- Tăng cường bảo vệ rừng tự nhiên nhằm kiểm soát mất rừng,cháy rừng, chuyển đổi rừng và suy thoái rừng tự nhiên; nâng cao hiệu quả quảnlý, bảo vệ rừng thông qua việc thiết lập hệ thống giám sát tài nguyên rừng đểđảm bảo tăng cường khả năng lưu giữ và hấp thụ các bon, dịch vụ môi trườngrừng.

- Phục hồi rừng tự nhiên nghèo, tăng cường trồng rừng phònghộ, rừng đặc dụng bằng các loài cây bản địa nhằm cải thiện môi trường, giảmthiểu tác hại do thiên tai, tăng hấp thụ các-bon, chủ động ứng phó với biến đổikhí hậu và nước biển dâng.

- Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tậptrung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triểnrừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảohiểm, thuế, thị trường gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩnquốc tế.

- Đẩy mạnh trồng cây, đặc biệt là cây thân gỗ lâu năm nhằmmục đích cung cấp gỗ và nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tăngcường phòng hộ, bảo vệ và cải thiện cảnh quan môi trường.

g)     Y tế

- Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ y tế dự phòng và điềutrị có chất lượng, hiệu quả nhằm làm giảm tác động của biến đổi khí hậu tới sứckhỏe người dân.

- Ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động, dịch vụ củangành y tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnhthông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

- Xây dựng và ban hành khung chính sách, hướng dẫn toàndiện, hiệu quả về sản xuất và mua sắm xanh trong ngành y tế.

- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát các hoạt động phânloại, tiêu hủy và xử lý chất thải y tế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốctế.

h)   Du lịch

- Nâng cao nhận thức về du lịch xanh, du lịch sinh thái củatất cả các cấp, từ cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, các doanh nghiệpvà người dân.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phụcvụ du lịch xanh, chú trọng đến tính kết nối của kết cấu hạ tầng.

- Phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm du lịchxanh, tăng cường kết nối chuỗi giá trị sản phẩm.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi sốtrong trong tất cả các lĩnh vực của du lịch theo hướng hiện đại và xanh, gắnkết với văn hóa bản địa và cộng đồng địa phương.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK