CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG BẦU CỬ
Cập nhật : 9:42 - 21/07/2021


Ngày 17 tháng 11 năm 2020, tại kỳ họp thứ10, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết với tỷ lệ tán thành 96,47% ngày bầu cử đạibiểu Quốc hội khóa XV là ngày chủ nhật, 23 tháng 5 năm 2021.

Theo quy định của Luật, các ứng cử viênsẽ thực hiện chương trình vận động bầu cử.

Vận động bầu cử là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ giữa ngườiứng cử với cử tri nơi người đó vận động bầu cử. Mối quan hệ đó sẽ kéo dài suốtnhiệm kỳ 5 năm nếu ứng cử viên được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội.Có thể nói đây là việc rất quan trọng, cảm nhận trong lần tiếp xúc đầu tiên cóvai trò quyết định đến việc cử tri “bầu hay không bầu” ứng cử viên làm đại biểuQuốc hội. Xác lập mối quan hệ là rất khó(vì nhiều lý do như ứng cử viên không phải là người ở địa phương; cử tri chưabiết tiểu sử, lai lịch, quá trình hoạt động của ứng cử viên…chưa nói đến yếu tốvùng miền, truyền thống văn hóa khác nhau…), nhưng vận hành mối quan hệ còn khó hơn nhiều.

Vậnđộng bầu cử

Điều 65 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội vàđại biểu Hội đồng nhân dân quy định về “Hình thức vận động bầu cử”:

“Việcvận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:

1. Gặpgỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứngcử theo quy định tại Điều 66 của Luật này;

2. Thôngqua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này.”

Có 2 hình thức vận động bầu cử:

Mộtlà, vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếpxúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử

Khi thực hiện hình thức vận động bầu cử“Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mìnhứng cử”, người ứng cử đại biểu Quốc hội cần chú ý những vấn đề sau đây:

Xác định tầm quan trọng của việc trìnhbày Chương trình hành động của ứng cử viên. Đây là cơ hội để ứng cử viên trìnhbày trực tiếp trước cử tri ở nơi mình ứng cử và là dịp để ứng cử viên thể hiệncho cử tri thấy mình là ứng cử viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và xứng đáng đượcbầu làm đại biểu Quốc hội. Muốn làm được như vậy, ứng cử viên cần có sự chuẩn bịkỹ lưỡng và chu đáo trước Hội nghị tiếp xúc cử tri:

1- Cần tìm hiểu thông tin về Hội nghị tiếpxúc cử tri như: chương trình hội nghị; thời gian và thời lượng tổ chức hội nghị;thời gian ban tổ chức quy định cho ứng cử viên trình bày chương trình hành động;thứ tự trình bày chương trình hành động của các ứng cử viên ở cùng một đơn vị bầucử; tìm hiểu những vấn đề mà cử tri đặc biệt quan tâm…

2- Sẽ có nhiều Hội nghị tiếp xúc cử tri,do vậy khi ứng cử viên đến một địa bàn mới (một xã hoặc một cụm xã, phường chẳnghạn) thì cần tìm hiểu để có điều chỉnh phần trình bày cho phù hợp với đặc điểmtình hình ở địa bàn đó.

3- Thực tiễn cho thấy, nhiều ứng cử viênkhi đi vận động bầu cử mới chỉ chú ý đến yêu cầu “Báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thựchiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội”, mà quên, hoặcchưa có sự chuẩn bị để thực hiện nội dung “traođổi những vấn đề mà cử tri quan tâm”, cho nên có ứng cử viên đã lúng túngkhi cử tri trao đổi một số vấn đề, điều này dẫn đến cử tri đánh giá về ứng cửviên không cao. Do đó, ứng cử viên cần nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi mà cửtri có thể đặt ra trong phần hỏi đáp, câu hỏi có thể liên quan đến những vấn đềmà cử tri quan tâm, nhưng cũng có thể là những câu hỏi nhằm “thử thách” ứng cửviên để xem khả năng nhận thức và cách giải quyết vấn đề của ứng cử viên như thếnào?.

Mộtsố vấn đề cần chú ý như: công tác xây dựng chỉnh đốn đảng; côngtác đấu tranh phòng chống tham nhũng; những vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựngnông thôn mới; công tác xóa đói giảm nghèo; chế độ chính sách đối với người cócông với cách mạng; bảo vệ chủ quyền biển đảo; bảo vệ tài nguyên môi trường…lànhững nội dung mà ứng cử viên cần có sự chuẩn bị thêm khi đi vận động bầu cử vàphải nắm vấn đề thật chắc. Điều quan trọng là ứng cử viên phải có ý kiến hoặcphản hồi về tất cả những vấn đề mà cử tri quan tâm.

Nênnhớ,Luật quy định “Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở nhữngvấn đề cùng quan tâm” (Điều 66 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhândân).

Phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe (nghechăm chú; vừa nghe vừa ghi chép kịp thời những ý chính của câu hỏi của cử tri;khi nghe phải tập trung ánh mắt nhìn để chia sẻ với cử tri).

4- Cần luyện tập để nâng cao sự tự tinkhi trình bày Chương trình hành động trước cử tri. Để thể hiện thái độ tự tinlà rất khó, ứng cử viên phải chú ý rèn luyện.

5- Cần chú ý việc lựa chọn trang phục đểkhông gây phản cảm: chú ý trang phục phù hợp với văn hóa trang phục ở địaphương; phù hợp với điều kiện địa hình, phương tiện đi lại, thời tiết ở địa phương;phù hợp giữa các ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử. Cử tri rất chú ý theo dõicách ăn mặc của ứng cử viên.

6- Khi trình bày Chương trình hành động,cần chú ý là không nên “chăm chăm” nhìn vào bản giấy để đọc, mà cần ghi nhớ để trìnhbày;

7- Nói vừa đủ nghe, không nói “lí nhí”,không nói nhanh quá, yêu cầu là phải nói rõ ràng, nói ấp úng, nói không trôi chảysẽ làm giảm đi tính thuyết phục rất nhiều.

8- Thái độ của ứng cử viên phải thể hiệnsự cởi mở, thân thiện từ ánh mắt đến động tác hình thể (duy trì sự tiếp xúc bằngánh mắt với cử tri, không cúi gằm khi trình bày, không nhìn lên hoặc nhìn đi chỗkhác; có thể sử dụng động tác hình thể như động tác tay để nhấn mạnh một vấn đềnào đó nhưng lưu ý là không thể hiện thái quá, không “chém gió”);

9- Tận dụng thời gian mà Ban tổ chức Hộinghị tiếp xúc cử tri dành cho mình, nhưng cũng hết sức chú ý để đảm bảo đúng thờigian quy định, không làm ảnh hưởng đến ứng cử viên khác;

10- Phải tắt điện thoại di động khitrình bày Chương trình hành động.

Tómlại:

- Có ý nghĩ tốt (tức là có chương trìnhhành động tốt), nhưng không thể hiện tốt ý nghĩ đó (tức là trình bày không tốt),điều đó có nghĩa là kiến thức chưa “nhuyễn”, và độ thành tâm không có.

- Gốc của vấn đề là ứng cử viên thuyếtphục được cử tri, để cử tri hiểu, đồng tình với mình. Bản chất của công tác vậnđộng bầu cử là ứng cử viên thuyết phục được cử tri.

- Vận động bầu cử là sự kết hợp một loạiphương pháp: Đưa ra thông điệp (chương trình hành động); Đưa ra hành vi ngôn ngữ(trình bày bằng lời nói); Hành vi phi ngôn ngữ (động tác, hình thể), để tạo ảnhhưởng và thuyết phục cử tri.

Hailà, vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng

Điều 67 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội vàHội đồng nhân dân quy định: “Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cửtri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hộikhi trả lời phỏng vấn trên các phương tiệnthông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tửvề bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia”.

Khi thực hiện hình thức vận động bầu cử“Thông qua phương tiện thông tin đại chúng”, người ứng cử đại biểu Quốc hội cầnchú ý những vấn đề sau đây:

1- Thời gian cho phép để ứng cử viêntrình bày chương trình hành động có giới hạn, chứ không phải “tùy nghi”, do đó ứngcử viên cần phải cân nhắc kỹ về việc trình bày nội dung vận động bầu cử đảm bảoyêu cầu ngắn gọn, súc tích. Thường thì mỗi ứng cử viên chỉ được trình bày trongkhoảng 10 phút;

2- Phải chú ý kiểm tra và chỉnh sửa bảnviết Chương trình hành động trước khi gửi đăng trên báo của địa phương, chú ý đảmbảo yêu cầu dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ (3d);

3- Khi trình bày Chương trình hành độngtrước phương tiện phát thanh, truyền hình, yêu cầu cao nhất là phải thể hiện sựtự tin: ánh mắt nhìn thẳng, không cúi xuống nhìn bản viết quá nhiều, không nhìnđi nơi khác thể hiện sự thiếu tập trung. Chú ý biểu lộ thần thái của mình; phảilàm chủ được cảm xúc khi trình bày chương trình hành động; yêu cầu trình bày phảirõ ràng, mạch lạc để cử tri nghe được, hiểu được (chú ý vùng sâu, vùng xa, vùngcó đặc điểm về phát âm, giọng nói…).

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK