KỸ NĂNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (Phần 2)
Cập nhật : 15:11 - 20/07/2021

Kỹ năng giám sát chuyên đềchuyên sâu trong lĩnh vực đất đai của Đại biểu Hội đồng nhân dân là việc Đạibiểu Hội đồng nhân dân giám sát, theo dõi, xem xét, đánh giá vấn đề hoặc hoạtđộng của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng đất đai tạiđịa phương bảo đảm hiệu quả và tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

 

2.  Thực trạng thựchiện kỹ năng giám sát chuyên đề chuyên sâu trong lĩnh vực đất đai của đại biểuHội đồng nhân dân

Hoạt động giám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địaphương nhiệm kỳ 2016-2021 đã có nhiều đổi mới. Các Đạibiểu Hội đồng nhân dân bên cạnh ngồi nghe báo cáo thì đã tiến hành khảo sát thựctiễn, thu thập thông tin để phát hiện ra các vấn đề phát sinh trong hoạt độngquản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai ở địa phương như ở Thành phố Hồ ChíMinh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương… nhằm phát hiện ra các vấn đề còntồn tại và đưa ra các giải pháp để khắc phục. Các Đại biểu Hội đồng nhân dân cầnphải nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân: “Theo báo cáo của UBND xãVĩnh Thái, trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, UBND xã đã đẩy mạnh công táctuyên truyền, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, ban hành và triển khai đầy đủcác văn bản thi hành Luật xử lý vi phạm hành trính trên lĩnh vực đất đai, xây dựng.UBND xã đã phát hiện và lập quyết định xử phạt 30 trường hợp vi phạm trong lĩnhvực đất đai, trong đó có 28 trương hợp vi phạm hành chính, 2 trường hợp phải khắcphục hậu quả, tổng số tiền phạt thu được 53,9 triệu đồng. Trên lĩnh vực xây dựng,UBND đã lập biên bản 311 trường hợp; ra quyết định xử phạt hành chính 18 trườnghợp, khắc phục hậu quả 293 trường hợp[1].Bênh cạnh đó, tại các địa phương khác: “Chưa bao giờ vấn đề vi phạm pháp luậtvề đất đai lại nóng như thời gian qua, nó tồn tại kéo dài, công khai như tháchthức dư luận. Điển hình như vụ việc 500 biệt thự xây chui ở trung tâm TP. BiênHòa, tỉnh Đồng Nai; tình trạng kênh rạch ở Bình Dương bị lấn chiếm để xây dựngnhà hàng, tiệc cưới hơn 3 năm nay mà không ai hay biết; hay trên một xã đảoLong Sơn tồn tại hơn 90 công trình trái phép nhưng tới gần đây chính quyềnTP.Vũng Tàu mới xử lý. Theo ý kiến của nhiều cử tri thì việc xử lý đối với saiphạm này như “bắt cóc bỏ đĩa” là bởi pháp luật về đất đai còn nhiều kẽ hở;chính quyền nhiều nơi chưa quyết liệt và nhất là chưa thấy được vai trò giámsát của HĐND ở các địa phương[2].

Do đặcthù, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cần phải nâng cao năng lực, thực hiện tốtchức năng giám sát nói chung và giám sát chuyên đề chuyên sâu trong lĩnh vực đấtđai nói riêng đạt chất lượng và hiệu quả tốt.

Nội dung kỹ năng giám sát chuyên đề chuyên sâu trong lĩnh vựcđất đai của đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm:

- Xác định đúng đối tượng, phạm vi giám sáttrong lĩnh vực đất đai

- Khảo sát thực tiễn trong lĩnh vực đất đai

- Phâncông, phối hợp xây dựng và thực hiện chương trình giám sát của Đại biểu Hội đồngnhân dân trong lĩnh vực đất đai

- Chuẩnbị, thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu liên quan đến giám sát tronglĩnh vực đất đai

- Lấy ý kiến tham vấn của chuyên gia, lấy ýkiến của nhân dân và các cơ quan hữu quan có liên quan trong lĩnh vực đất đaitại địa phương

- Mời báo chí đưa tin giám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân tronglĩnh vực đất đai tại địa phương

- Yêu cầu cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểmtoán làm rõ hoặc chuyển hồ sơ cơ quan tiến hành giám sát trong lĩnh vực đất đaitại địa phương

- Thông báo kết luận giám sát

Thông thường, tại các địa phương khi các Đạibiểu Hội đồng nhân dân trúng cử sẽ được cử đi học các lớp bồi dưỡng Đại biểuHội đồng nhân dân các cấp:

- Nhóm địa phương sử dụng Tài liệu bồidưỡngcủa Bộ Nội vụ: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tiền Giang,Lâm Đồng, Cao Bằng.

- Nhóm địa phương trên cơ sở Tài liệu của BộNội vụ có biên soạn lại và bổsung cho phù hợp với địa phương: Bắc Kạn, QuảngNgãi,Nghệ An.

- Nhóm địa phương xây dựng Tài liệu bồi dưỡngriêng: Thừa Thiên Huế (gồm 3 nhóm kiến thức với 5 nội dung, Nhóm 1: Hội nhậpquốc tế và kinh tế xã hội; Nhóm 2: giới thiệu 3 Luật liên quan tới Hội đồngnhân dân là Luật tổ chức chínhquyền địa phương, Luật hoạt động giám sát và Luậtban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nhóm 3: Kỹ năng hoạt động gồm 3 chuyên đềchuyên sâu); Long An (3 nhóm kiến thức với6 nội dung, Nhóm 1: Kinh tế - xã hộiViệt Nam và tỉnh; Nhóm 2: nhiệm vụ, quyềnhạn của Hội đồng nhân dân và đại biểuHội đồng nhân dân; Nhóm 3: kỹ năng hoạtđộng gồm 4 chuyên đề chuyên sâu), HòaBình (5 chuyên đề chuyên sâu theo các lĩnh vực kỹ năng, ngân sách, lấy phiếutínnhiệm, đầu tư công).

Như vậy, ở Việt Nam không có sự thống nhất vềChương trình bồi dưỡng, sự cân đối giữa các nội dung trong Chương trình bồidưỡng cũng khác nhau.

3.  Giải pháp hoàn thiện kỹ năng giám sát chuyênđề chuyên sâu trong lĩnh vực đất đai của đại biểu Hội đồng nhân dân

Thứ nhất, nâng cao chất lượng kết luận giám sát của Đạibiểu Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đất đai

Kết luậngiám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đất đai là văn bản cógiá trị pháp lý sau quá trình giám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân. Trên thựctế, cũng có một số kết luận giám sát đã được thực thi một cách có hiệu quả, chấtlượng và đi vào cuộc sống, tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số kết luận giám sátmang tính chất chung chung, không đảm bảo yêu cầu. Do vậy, việc nâng cao chấtlượng kết luận giám sát là một điều hết sức quan trọng, kết luận giám sát của Đạibiểu Hội đồng nhân dân trong việc giám sát chuyên đề chuyên sâu trong lĩnh vựcđất đai phải chỉ rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, sai phạm; nguyênnhân chủ quan, khách quan; trách nhiệm của từng vấn đề; giải pháp và thời hạnkhắc phục cụ thể các vấn đề được giám sát. Kết luận của giám sát phải tuân thủđúng theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật, các kiến nghị phải đảm bảotính khả thi.

Các cơquan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là các Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấptheo dõi sát sao, yêu cầu đối tượng bị giám sát trong lĩnh vực đất đai thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thờikết luận của đoàn giám sát, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện của đoàn giám sát. Bên cạnh đó, cần có cơ chếxử lý dứt điểm với các trường hợp chậm thực hiện kết luận, không thực hiện kếtluận hoặc thực hiện một phần kết luận của Đại biểu hội đồng nhân dân trong lĩnhvực đất đai để tạo cơ sở pháp lý cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnhthực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nướctrong lĩnh vực đất đai, đảm bảo thực thi, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứhai, Nâng cao chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân

Trongthời gian tới cần nâng cao chất lượng của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách để họ toàn tâm, toàn ý phục vụ chocông tác, tránh tình trạng Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải kiêm nghiệmquá nhiều công việc. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho Đại biểu Hội đồng nhândân các cấp. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thống nhất trong việc biênsoạn tài liệu bồi dưỡng Hội đồng nhân dân các cấp và tăng cường các chuyên đề bồidưỡng theo hướng chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực môi trường, đất đai…

Thứ ba,Ban hành cơ chế bảo đảm, bảo vệ cho các Đại biểu Hội đồng nhân dân

Xây dựngcơ chế đánh giá sát chất lượng hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần rà soát, bổ sungcác quy định nhằm bảo đảm cho các đại biểu dân củ phát huy trách nhiệm của mình,phát biểu thẳng thắn, quyết liệt, có cơ sở lý luận và thực tiễn về những vấn đềđang bức xúc của nhân dân.

Thứ tư,Xây dựng, hoàn thiện chính sách khen thưởng cho các Đại biểu Hội đồng nhân dân

Tiếp tụcthực hiện tốt Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2013 vàcác văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyềncần tang cường rà soát, sửa đổi, bổ sung đối với các Đại biểu Hội đồng nhân dânhoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và Đảng và Nhà nước đã giao cho.

 

TÀI LIỆUTHAM KHẢO

1. Hiếnpháp năm 2013

2. LuậtGiám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân

3. LuậtTổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019

4. TrườngĐại học Nội vụ, Báo cáo kết quả khảo sát về hoạt động bồi dưỡng đại biểu Hội đồngnhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, Hà Nội, năm 2020.

5. Hội đồng nhân dân thành phố giám sátcông tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai,xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Thái,  (khanhhoa.gov.vn), truy cập ngày 12/4/2021

6.  Đại biểu HĐND bản lĩnh thì công tác giámsát sẽ không còn hình thức, https://baomoi.com/, truy cập ngày 12/4/2021

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK