Những mục tiêu được đề ra tại Đề án “Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050”
Cập nhật : 14:49 - 20/07/2021

Tháng 1 năm 2019, BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thành việc xây dựng Đề án “Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đếnnăm 2030, tầm nhìn 2050”. Trongđó, Đề án đã nhấn mạnh những quan điểm chính trong công tác phòng, chống thiêntai cũng như đề ra những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể khi xây dựng Chiếnlược.

Phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chínhtrị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của người đứng đầu địa phương và toàn dân,trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phòng, chống thiên tai lấy chủđộng phòng ngừa là chính, đồng thời phải sẵnsàng ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, đặc biệttrong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phòng, chống thiên tai phải thông qua việc thực hiện các biện pháp tổng hợp trong đó tậptrung vào quản lý rủi ro thiên tai, có sự tham gia của các ngành, liên kết giữacác vùng, lồng ghép trong việc xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và các địa phương; được thực hiện đồng bộ, theo giai đoạn, có trọngtâm, trọng điểm; vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài; đảm bảo giảm nhẹcác rủi ro hiện tại và phòng ngừa các rủi ro thiên tai mới. Phòng, chốngthiên tai được thực hiệntheo phương châm “bốn tại chỗ” phát huy vaitrò chủ động của các lực lượng tại cơ sở, theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặtchẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai; chú trọng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; đảm bảo tính nhânđạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học, phát huy kinh nghiệm truyền thống và đẩymạnh hợp tác quốc tế, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi côngtrình, không làm gia tăng rủi ro thiên tai mới, giảm thiểu rủi ro hiện hữu.

1. Mục tiêu chung

a) Đến năm 2030, về cơ bản chủ động phòng, chống thiên tai, thíchứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhà nước,nhân dân; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng và từng bước xây dựng một xã hộian toàn hơn trước thiên tai.

b) Đến năm 2050, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thờivới mọi thảm họa về thiên tai; phục hồi, tái thiết nhanh, bền vững, tạo điềukiện phát triển bền vững kinh tế, xã hội.

2. Mục tiêu cụthể

Tăng khả năng chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, táithiết sau thiên tai của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức,doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể nhưsau:

a) Giảm dần thiệt hại về người do thiên tai gây ra giai đoạn2018-2030 thấp hơn so với giai đoạn 2005-2017;

b) Giảm dần mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, trong đó giảm thiệt hại về kinh tế do thiên tai trực tiếp gâyra tính theo GDP bình quân giai đoạn 2018-2030 không vượt quá 1,2% GDP bìnhquân hàng năm, thấp hơn so với giai đoạn 2005-2017;

c) Xây dựng, hoàn thiện và thực thi hệ thống pháp luật, cơ chế,chính sách một cách đồng bộ, hiệu quả, phát huy tối đa nguồn lực của nhà nướcvà toàn xã hội;

d) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hệ thống chỉ đạo, chỉ huy,điều hành phòng chống thiên tai đảm bảo tính tập trung, đủ thẩm quyền; xây dựnglực lượng, nâng cấp phương tiện, trang thiết bị ngang tầm các quốc gia hàng đầutrong khu vực; sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh, hiệu quả, tái thiếttốt hơn với các tình huống thiên tai, đặc biệt đối với lũ lớn, bão mạnh, siêubão, hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng…;

đ) Tăng cường thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộngđồng đảm bảo 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình đượctiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai; 100% lực lượng làm công tác phòngchống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cầnthiết; có ý thức trách nhiệm, chủ động thực hiện pháp luật về phòng, chốngthiên tai trong các hoạt động đời sống, sản xuất; nâng cao năng lực chủ độngphòng ngừa thiên tai của cộng đồng;

e) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, phát triển hệthống quan trắc giám sát chuyên dùng ngang tầm với các nước tiên tiến trong khuvực, đảm bảo dự báo, cảnh báo kịp thời, sát với thực tế, nhất là các tình huốngcực đoan, trái quy luật đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên taicủa các cấp, các ngành và chủ động phòng tránh của các tổ chức, doanh nghiệp vàngười dân;

g) Di dời, sắp xếp, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân vùngthường xuyên xảy ra thiên tai, đến năm 2030 đảm bảo 100% số hộ dân sinh sống ởnơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn và 100% số hộ dânthuộc khu vực tập trung dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có chỗ ở đảm bảoan toàn; đối với khu vực chưa thể di dời, hoàn thành việc lắp đặt 100% hệ thốngtheo dõi, cảnh báo về lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất;

h) Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, hiện đại,đảm bảo đủ khă năng chống chịu trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng rủiro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là bão, lũ, lũquét, sạt lở đất, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,…; khắc phục kịp thời, hiệuquả thiệt hại do thiên tai, sớm khôi phục hoạt động bình thường cho nhân dân,các tổ chức, doanh nghiệp và tái thiết sau thiên tai;

i) Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát diễn biến thiên tai và antoàn phòng chống thiên tai phục vụ hiệu quả công tác điều hành, ứng phó và khắcphục hậu quả thiên tai. Đến năm 2030, đảm bảo 100% các khu vực trọng điểm, xungyếu có mạng lưới theo dõi, kiểm soát rủi ro thiên tai; 100% các khu vực ngầmtràn thường xuyên bị ngập sâu được lắp đặt các thiết bị cảnh báo;

k) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, đảm bảo được cập nhậtthường xuyên để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai;

l) Phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong lĩnhvực phòng chống thiên tai đảm bảo ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khuvực. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác trong khuvực và toàn cầu cho công tác phòng, chống thiên tai.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK