NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 (Phần 3)
Cập nhật : 14:47 - 20/07/2021

Luật Bảo vệ môi trườngnăm 2020 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thểhiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sứckhỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách bảo vệ môi trường khác. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có rất nhiều điểm mới, một số điểm mới mang tính đột pháchính như sau:

 

5. Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; địnhhướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Hiện naytỷ lệ chôn lấp rác thải ở Việt Nam còn cao, một trong các nguyên nhân là do rácthải chưa được phân loại dẫn đến khó khăn trong xử lý. Để khắc phục tình trạngnày, Luật Bảo vệ môitrường năm 2020 đã quy định việc thu phí rác thải dựa trên khốilượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầungười như hiện nay. Cơ chế thu phí này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phânloại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn do nếu không thực hiện việc nàythì chi phí xử lý rác thải phải nộp sẽ cao, thông qua quy định rác thải sinhhoạt phải được phân làm 03 loại: (i)chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (ii) chất thải thực phẩm; (iii)chất thải rắn sinh hoạt khác.

Để bảo đảmtính khả thi của cơ chế này, Luật đã đưa ra một số quy định như:

- (i) Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt với thời hạn áp dụng chậm nhấtlà ngày 31/12/2024;

- (ii) Tại các điểm tập kết rác thải, nếu phát hiện việc phân loại không đúngquy định thì đơn vị thu gom, vận chuyển có quyền từ chối thu gom, vận chuyển vàthông báo cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác định hộ gia đình, cá nhân viphạm và xử lý nghiêm (thông qua hệ thống camera giám sát);

- (iii) Mặt trận Tổquốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộgia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dâncư, tổ chức chính trị - xã hộicó trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt củacác hộ gia đình, cá nhân;

- (iv) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ, xử lýhoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lýchất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Ngoài ra, rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn saukhi phân loại đượckhuyến khích tận dụng tối đa lượng chất thải thựcphẩmlàm phân bón hữu, làm thức ăn chăn nuôi để phù hợp với điều kiện nôngthôn tại Việt Nam.

Nhằmhướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế, tái sử dụng phếliệu trong nước để hạn chế việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, ngoài quy định trách nhiệm phân loại chấtthải rắn công nghiệp phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thành cácloại:

- (i) nhóm chất thải rắn công nghiệp thôngthường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;

- (ii) nhóm chất thải rắn đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn,hướng dẫn kỹ thuậtđược sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

- (iii) nhóm chất thải rắn công nghiệp thôngthường phải xử lý

Luật đã quy định trách nhiệm mở rộng của tổ chức, cá nhânsản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì có khả năng tái chế/khó có khả năngtái chế phải thu hồi với tỷ lệ và quy cách bắt buộc hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc cơ chế đóng góp tàichính đểhỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì domình sản xuất, nhập khẩu.

6. Lần đầu tiên chế định vềthẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất,một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện; phân cấp mạnh cho địaphương

Luật đã cụthể hóa trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, đảm bảo vai trò thống nhấttham mưu của Bộ Tài nguyên và Môitrườngmột số Bộ và giao Chính phủ quy định chi tiếttrách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về bảo vệ môi trường.

Luật đã phân cấp mạnh mẽcho địa phương thông qua chế định giao Ủyban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộcthẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (quy định hiện hành phâncấp các Bộ, ngành đều có thể thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) đồng thờiquy định các bộ có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtrong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hiệu quả. Quy định này sẽ bảođảm quản lý thống nhất tại địa phương, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giámsát, cấp phép sau này và phù hợp với xu hướng phân cấp cho địa phương nhưhệ thống pháp luật hiện hành.

7. Lần đầu chế định cụ thể về kiểm toánmôi trường nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý môi trường của doanhnghiệp

Tiếp thu kinh nghiệm thành công của quốc tế về kiểmtoán môi trường được áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm đánhgiá mức độ hiệu quả sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quản lý chất thải, kiểm soátô nhiễm và bảo vệ môitrường,Luật Bảo vệ môi trườngnăm2020 đã bổ sung nội dung về kiểm toán môi trường nhằm điều chỉnh hoạt động kiểmtoán trong nội bộ tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do đơn vị tựthực hiện hoặc thông qua dịch vụ kiểm toán.

Mục đích của hoạt động nàynhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệpnhận biết lỗ hổng trong quản lý môi trường và có giải pháp điều chỉnh hoạt độngquản lý môi trường được hiệu quả hơn. Luật cũngđã bổ sung quy định Kiểmtoán nhà nước thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trườngtheo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên quan.

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK