NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC HIỆP THƯƠNG GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI (Phần 3)
Cập nhật : 14:41 - 20/07/2021

Hội nghị hiệp thương là hội nghị giữa Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên được tiến hành ở Trung ương vàđịa phương để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổchức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân cũng như việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn, lập danh sách chính thức nhữngngười ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Phần 2 và phần 3 của bài viết tiếp tục nghiên cứu,tìm hiểu các lần hội nghị hiệp thương theo luật định.

 

2.6.Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú để nhậnxét, tín nhiệm đối với người ứng cử ĐBQH

Việc lấy ý kiến của hộinghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử ĐBQH được tổ chức tại thôn, tổ dânphố nơi người ứng cử cư trú thường xuyên do Ban thường trực Ủy ban MTTQVN cấpxã phối hợp với UBND cùng cấp triệu tập và chủ trì.

Người ứng cử ĐBQH, đạidiện cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hộinghị này.

Thời gian, thành phần,thủ tục, trình tự tổ chức hội nghị sẽ theo hướng dẫn tại nghị quyết của UBTVQH.

Lưuý: Một số người do ít quan hệ với cấp ủy, chính quyền, Mặttrận, đoàn thể ở địa phương; hoặc bản thân hay các thành viên trong gia đìnhthiếu gương mẫu… sẽ rất khó khăn ở khâu này.

2.7.Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốchội

- Đối với vụ việc ởnơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử cótrách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực UBTWMTTQVN,Ban thường trực Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh.

Trường hợp người ứngcử ĐBQH là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vịcấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơnvị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định,thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.

- Đối với vụ việc ởkhu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử có trách nhiệm phốihợp với UBND cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trựcUBTWMTTQVN, Ban thường trực Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh.

-  Đối với người tự ứng cử ĐBQH thì Ủy ban bầu cửở tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lýngười đó hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bảncho Ban thường trực Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh.

Chậmnhất 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việcmà cử tri nêu đối với người ứng cử ĐBQH phải được tiến hành xong.

2.8. Tổ chức hội nghị hiệpthương lần thứ ba để lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH

- Thời gian: Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách những ngườiđủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH được tổ chức chậm nhất 35 ngày trước ngày bầu cử.

- Chủ thể tổ chức hiệp thương: Như hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

- Nội dung: Hội nghị hiệp thương lần thứ ba sẽ thỏa thuận lập danh sách  nhữngngười đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, dựa trên 03 căn cứ:

- Tiêu chuẩn ĐBQH;

- Cơ cấu, thành phần,số lượng người ứng cử;

- Ý kiến cử tri nơicông tác và nơi cư trú. 

Lưuý: Các trường hợp cótín nhiệm của cử tri thấp dưới 50%: Một số ý kiến cho rằng, tín nhiệm của cửtri đã dưới 50% là đương nhiên bị loại khỏi danh sách ứng cử là không đúng. Làmnhư vậy thì không khác gì đã là bầu cử. Đó chỉ là một kênh tham khảo, và đươngnhiên là kênh rất quan trọng. Một người đã không có tín nhiệm cao ở nơi côngtác hay nơi cư trú thì rất khó có thể đại diện cho cử tri của các tỉnh và rộnghơn là của cả nước được. Nhưng dù thế nào thì vẫn phải do hội nghị thỏa thuận đểđi đến quyết định bằng biểu quyết.

2.9. Lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội

- Căn cứ vào danh sách những người đủ tiêuchuẩn ứng cử ĐBQH được Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN giới thiệu, Hội đồng bầu cử quốcgia gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh danh sách và hồ sơ những người được giới thiệuvề ứng cử tại địa phương.

- Hội đồng bầu cử quốc gia lập và công bốdanh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầucử trong cả nước theo danh sách do Ban thường trực UBTWMTTQVNvà Ủy ban bầu cử ởtỉnh gửi đến chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.

(Trước đây, ở hội nghị hiệp thương lần thứ bacủa UBMTTQ có quyền lập danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH. Tuynhiên, từ Quốc hội khóa XIV thì UBMTTQVN chỉ có quyền lập danh sách những ngườiđủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH; còn việc công bố danh sách chính thức là thẩm quyềncủa Hội đồng bầu cử quốc gia)

- Danh sách chính thứcnhững người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, nămsinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn,chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác của người ứng cử. Danh sách nhữngngười ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo vần chữcái A, B, C...

- Người ứng cử ĐBQH chỉ được ghi tên vào danhsách ứng cử ĐBQH ở một đơn vị bầu cử.

- Số người trong danh sách ứng cử ĐBQH ở mỗiđơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầucử đó ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bấtkhả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.

(Về số dư ít nhất là 2: Luật không quy định cứngphải là 2…)

Chậm nhất là 20 ngàytrước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải công bố danh sách người ứng cửĐBQH ở địa phương mình theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau khi danh sách ngườiứng cử ĐBQH được công bố thì những người ứng cử bắt đầu hoạt động vận động bầucử (Theo hướng dẫn chi tiết của Hội đồng bầu cử quốc gia và UBTVQH).

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK