CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GẮN VỚI TRẢ LƯƠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN (PHẦN 2)
Cập nhật : 14:34 - 27/08/2020
Đánh giá thực trạng trả lương công chức
Về nguyên tắc, việc xây dựng chính sách tiền lương trong khu vực hành chính  có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích việc làm bình đẳng và bảo đảm rằng, khu vực nhà nước có đủ sức để duy trì đội ngũ cán bộ tài năng như mong muốn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều nước đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của khu vực ngoài quốc doanh đối với nguồn nhân lực và phải nỗ lực thay đổi qui tắc xác định tiền lương và các yếu tố tác động đến tiền lương. 
Tiền lương công chức phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước, gói trả công này phụ thuộc vào từng quốc gia, từng thời kỳ và có nguyên tắc xác định khác nhau. Trên thế giới hiện đang diễn ra một xu hướng chuyển đổi của chính sách tiền lương trong khu vực công như phân cấp, phân quyền mạnh hơn, các mức lương có tính hợp lý hơn và có so sánh với khu vực thị trường và trả lương theo hiệu quả công việc nguyên tắc trả lương hiện nay:
- Đối với chức danh chuyên môn nghiệp vụ: 
Nguyên tắc là kết hợp trả theo công việc và thâm niên công tác của từng người.
+ Khi tuyển vào thì theo vị trí công việc cụ thể, tiền lương dựa vào vị trí công việc được sắp xếp vào ngạch, bậc cụ thể.
+ Trong quá trình làm việc lương được tăng theo bậc trong cùng ngạch theo thâm niên và kết quả hoàn thành nhiệm vụ công việc.
+ Khi chuyển/nâng ngạch tiền lương được trả theo ngạch tương ứng.
- Đối với chức danh quản lý: 
+ Đối với lãnh đạo nhà nước: nguyên tắc trả lương theo vị trí công việc/vị trí chức danh.
+ Đối với các chức danh lãnh đạo khác: Nguyên tắc trả lương là kết hợp trả theo chuyên môn nghiệp vụ và phụ cấp chức vụ. Hệ số lương = K1 + K2 (K1: hệ số lương theo chuyên môn nghiệp vụ, K2: hệ số phụ cấp chức vụ).

Với các nguyên tắc xác định tiền lương và thiết kế bảng lương công chức hiện hành, về nguyên tắc, cơ chế trả lương hiện tại đã là trả lương theo công việc, theo vị trí chức danh. Các nguyên tắc xác định hiện nay (tính kế thừa, thừa nhận) có thể dễ dàng sắp xếp, phân công, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức theo lãnh thổ, cơ quan; Tiền lương trả theo thâm niên mang giá trị tôn vinh, trả cho lòng trung thành, và có tính đến theo thời gian cán bộ, công chức tích lũy được kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, như đã phân tích, giữa chức danh, công việc gắn với người chứ không phải là vị trí việc làm, do vậy, thiết kế tiền lương theo chức danh dẫn đến trả lương theo người chứ không phải theo việc, cho nên vẫn đang còn tồn tại những điểm sau:
Với thiết kế bảng lương và các nguyên tắc trả lương đối với cán bộ, công chức theo chuyên môn nghiệp vụ là trả lương chưa đúng người đúng việc: việc làm như nhau nhưng tiền lương khác nhau: cùng ngạch chức danh đồng nghĩa với mức độ phức tạp công việc như nhau nhưng do cách trả lương theo bậc, mỗi ngạch lại có nhiều bậc dẫn đến cán bộ công chức cùng mức độ phức tạp công việc tương đương nhau nhưng mà mức lương là khác nhau, điều này không phù hợp với nguyên tắc trả lương đó là công việc như nhau trong điều kiện làm việc tương tự nhau thì được trả lương như nhau. Hơn nữa, do chức danh gắn với người nên tiền lương theo người chứ không theo việc, do vậy hư đẫ phân tích có những người có chức danh thâp hơn nhưng thực hiện công việc của chức danh cao hơn hoặc ngược lại, nhưng tiền lương thì cứ ở chức danh cao hơn thì có tiền lương cao hơn, dẫn đến trả lương chưa tương xứng với công việc và hiệu quả của người thực hiện, chưa đảm bảo công bằng, hợp lý.
Nâng bậc lương: Tiền lương trả theo ngạch, bậc; việc nâng bậc trong ngạch được điều chỉnh theo thời gian, thâm niên công tác và kết quả hoàn thành nhiệm vụ công tác. nhưng thực tiễn thực hiện cho thấy việc đánh giá công chức hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa phân định được người làm tốt với người làm chưa tốt, người còn hạn chế về năng lực. Kết quả đánh giá công chức chưa phản ánh được thực chất và gắn với kết quả hoàn thành công việc, với trách nhiệm được giao, còn mang tính cả nể. Do vậy, tiền lương trả cho cán bộ, công chức cũng chưa mang tính công bằng. 
Cách thiết kế thang bảng lương như hiện nay, việc nâng bậc lương ở từng ngạch phụ thuộc vào thâm niên là chủ yếu dẫn đến cán bộ, công chức thiếu động lực phấn đấu nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc vì họ thấy gần như mặc định là đến thời gian xét nâng bậc lương là được nâng bậc.
Cán bộ lãnh đạo hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ và phụ cấp chức vụ (trừ một số chức danh lãnh đạo có hệ số lương theo vị trí), trong khi hệ số phụ cấp chức vụ là không đáng kể, chưa có lương chức vụ mà chỉ áp dụng lương chuyên môn và phụ cấp chức vụ trong khi phụ cấp chức vụ không phản ánh độ phức tạp của chức vụ/chức danh lãnh đạo dẫn đến những bất cập trong thực tiễn: ví dụ như lãnh đạo có lương thấp hơn nhân viên, lãnh đạo là chuyên viên chính nhưng quản lý và lãnh đạo nhân viên có chức danh cao hơn như chuyên viên chính hoặc chuyên viên cao cấp, cho nên cộng thêm cả hệ số phụ cấp chức vụ thì mức lương vẫn thấp hơn nhân viên. Hơn nữa, chức vụ lãnh đạo cấp Vụ/Sở giữa cấp trưởng và phó chỉ hơn nhau hệ số 0.2, tương đương với 210 ngàn đồng/tháng (mức lương tối thiểu hiện nay la 1.050.00đ/tháng) trong khi cấp trưởng phải chịu trách nhiệm rất lớn. Điều này càng phản ánh mức lương chưa đúng với mức độ phức tạp của công việc. 

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK