SỰ CẦN THIẾT THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ 2021-2025
Cập nhật : 16:34 - 02/01/2020

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng tại các đơn vị hành chính các cấp ở khu vực nội thành, nội thị tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động quản lý đô thị thiếu sự tập trung, thống nhất cao. Các quyết định, mệnh lệnh của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, quận, thị xã đối với cơ quan hành chính cấp dưới, trong nhiều trường hợp, bị phân tán qua nhiều tầng nấc, nhiều quy trình, thủ tục dẫn đến chậm trễ và làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị. Do đó, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội về đề án thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở thủ đô Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị, hành chính Quốc gia, trung tâm khoa học công nghệ, văn hóa xã hội của cả nước. Những thách thức về đô thị hóa, hội nhập quốc tế, sự gia tăng dân số, áp lực về hạ tầng cơ sở, giao thông, môi trường, an ninh trật tự... đòi hỏi một mô hình quản lý phù hợp với đặc thù đô thị của Thủ đô. 

Việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội là nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới; đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân Thủ đô.

Vấn đề tổ chức hợp lý chính quyền địa phương các cấp, phân biệt sự khác nhau giữa chính quyền nông thôn với chính quyền đô thị vẫn luôn là vấn đề quan trọng được xem xét, thảo luận qua nhiều kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và các nhiệm kỳ của Quốc hội, Chính phủ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII đã chỉ rõ “Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định”. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2018 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã đề ra các nhiệm vụ đó là: Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Mạnh dạn thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động;.

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định việc tổ chức hợp lý chính quyền địa phương; đẩy mạnh phân cấp giữa Trung ương, địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, gắn quyền hạn với trách nhiệm là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, trong đó có chính quyền tại các đô thị. 

Trong bối cảnh Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có quy định cụ thể về việc tổ chức cấp chính quyền ở tất cả các đơn vị hành chính trên cả nước. Mặt khác, cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức hợp lý chính quyền địa phương có những điểm chưa thật rõ. Do đó, việc tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường để có cơ sở thực tiễn đánh giá khách quan trước khi đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước là cần thiết.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực tiễn và cơ sở chính trị, pháp lý nêu trên, Chính phủ đang xây dựng tờ trình trình Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, mục tiêu thực hiện thí điểm nhằm từng bước đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách, đổi mới chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn tại thành phố Hà Nội. Cùng với đó là mục tiêu phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao tính minh bạch, năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố; xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh nhằm huy động cao nhất mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững của Thành phố; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết tốt các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp của người dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Việc Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cần thiết để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc từng bước đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn quá trình phát triển và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và chính quyền đô thị trên cả nước nói chung.

10 năm trước đây, chúng ta đã từng thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không có thành phố Hà Nội) theo , Nghị quyết số 26/2008/QH của Quốc hội và Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội . Kết quả thí điểm chưa chứng minh được rõ những ưu điểm trong quá trình đổi mới, một phần nguyên do là cơ quan đại diện của người dân ở địa phương chỉ còn ở 1 cấp tỉnh, thành phố. Việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân chỉ ở cấp cơ sở trên địa bàn đô thị với sự chuẩn bị kỹ hy vọng sẽ có kết quả tốt, góp phần đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên cả nước. 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK