Những quy định của pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em
Cập nhật : 15:42 - 27/12/2019

Trong thời gian gần đây, các vụ việc xâm hại trẻ em, nhất là các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trên cả nước có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Nạn xâm hại tình dục trẻ em là thách thức không nhỏ cho các cơ quan, ban ngành, tổ chức trong công tác đấu tranh, phòng chống cũng như giải quyết hậu quả do tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đề ra. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam.

Quy định về xâm hại tình dục trẻ em
1. Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo quy định của Bộ luật Hình sự
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015), các hànhvi xâm hại tình dục trẻ  em được quy định tại chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người gồm các tội danhsau: Điều 141. Tội hiếp dâm, Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Điều 143. Tội cưỡng dâm; Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.Để hiểu rõ ràng, chính xác các hành vi bị ngăn cấm và phải chụi trách nhiện hình sự về loại tội xâm hại tình dục trẻ em, Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán - Tòa án nhân dân tối caohướng dẫn áp dụng một số quy định các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi . 

2. Đối  tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự:
2.1. Về giới tính:  Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định“Người nào thực hiện ...”. Như vậy, đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm hại tình dục trẻ em không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, ở Việt Nam ghi nhận rất ít đối tượng là nữ giới thực hiện hành vi xâm hại tình dục với vai trò người thực hiện. Nữ giới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử về các hànhvi xâm hại chủ yếu với vai trò đồng phạm giúp sức, tổ chức ... 
2.2. Về độ tuổi: Theo quy định tại  Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em quy định từ Điều 141 đến Điều 144, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi quy định từ Điều 141 đến Điều 146, người từ đủ18 tuổi thực hiện hành vi quy định từ Điều 141đến Điều 147 của Bộ luật Hình sự năm 2015 phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 
2.3. Về quan hệ của đối tượng phạm tội với trẻ bị xâm hại
- Đối tượng có mối quan hệ là thân nhân, họ hàng: đối tượng phạm tội là người thân trẻ: ông, bố, dượng, cậu, chú, anh, em, người giám hộ ...
- Đối tượng có quan hệ thân thiết, tiếp xúc thường xuyên với trẻ như: hàng xóm, bạn học, thầy giáo, ... Những người này có quan hệ mật thiết với trẻ, gần gũi với trẻ. 

Đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục với trẻ là người thân trong gia đình, là những người trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc trẻ, là hàng xóm, bạn bề thân thiết với trẻ nên chính bản thân trẻ cũng như người thân của trẻ nơi lỏng cảnh giác, đề phòng, đôi khi họ không thể tin có sự việc xảy ra. 

Theo thống kê của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, trong 2 năm 2017 - 2018, toàn quốc xảy ra 2.643 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 2.690 trẻ em bị xâm hại. Đối tượng xâm hại trẻ em gồm: là người thân trong gia đình của trẻ (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) chiếm 21,12%, là người quen, hàng xóm của trẻ chiếm 59,06%; là  giáo viên, nhân viên nhà trường nơi trẻ học tập chiếm 6,03%; đối tượng xâm hại trẻ là người lạ, đối tượng khác chiếm 13,79%.

Thống kê các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện, xử lý nói trên thực sự gây quan ngại cho chúng ta trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ khỏi vấn nạn xâm hại tình dục. Bởi thực tế, số trẻ bị đối tượng lạ xâm xâm lại tình dục chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ: 13,79%. Hiểm họa bị xâm hại tình dục đối với trẻ xuất phát từ chính những người thân thiết với trẻ.

Trẻ bị xâm hại tình dục phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe; bị ảnh hưởng đến tính thần; cuộc sống, tương lai như: phải bỏ học, phải thay đổi nơi ở, nơi học tập ... Không những thế, nó còn gây ảnh hưởng đến gia đình, người thân của trẻ. Bảo vệ trẻ khỏi vấn nạn xâm hại tình dục đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của cả Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan, tổ chức cũng như toàn xã hội. Hãy chung tay vì tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ.


Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Luật Hình sự.
2. Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146 và 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
3. https://vnexpress.net/suc-khoe/viet-nam-thuoc-top-5-nuoc-nao-pha-thai-nhieu-nhat-the-gioi-3646979.html
4. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Báo cáo về nạn xâm hại tình dục trẻ em năm 2017-2018

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK