QUỐC HỘI VỚI CÔNG TÁC XỬ LÝ ĐƠN, THƯ VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN, THƯ CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP
Cập nhật : 9:25 - 17/09/2019
       Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội … về việc tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn, thư của công dân gửi đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thì có quy định các cơ quan của Quốc hội có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp trong việc xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết đơn, thư của công dân. Bên cạnh những quy định chung về xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, pháp luật có những quy định mang tính đặc thù đối với xử lý và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực tư pháp. Các quy định này không nằm trong một đạo luật chung mà được quy định rải rác trong một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tố tụng hành chính…

Về bản chất thì hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc xử lý và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp là một trong những hình thức giám sát thực hiện quyền tư pháp. Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về thẩm quyền, nội dung giám sát, trình tự, thủ tục giám sát với mục đích phát hiện vi phạm pháp luật và những hạn chế trong hoạt động tư pháp, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân.

Tuy nhiên, khác với hoạt động giám sát thông thường, giám sát thực hiện quyền tư pháp, trong đó có giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp còn có một số đặc điểm riêng biệt. Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” và khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Như vậy, nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong các nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án. Hoạt động tư pháp được thực hiện theo quy trình, tố tụng chặt chẽ, không cơ quan, tổ chức, cá nhân nào can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm để bảo đảm tính khách quan, công bằng, công minh. Chính vì vậy, trong hoạt động giám sát thông thường, khi các cơ quan của Quốc hội phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền có biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình nhưng đối với hoạt động tư pháp thì các chủ thể giám sát của Quốc hội chỉ có quyền kiến nghị việc xem xét, giải quyết còn thẩm quyền quyết định vẫn thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng và được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. 

       Chính vì tính đặc thù trong hoạt động tư pháp nên pháp luật có quy định riêng biệt về xử lý và giám sát việc giải quyết đơn, thư của công dân trong lĩnh vực tư pháp như sau:
       (1) Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 358), Luật Tố tụng hành chính (Điều 287) thì khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới cố thể thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó, nếu có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng thẩm phán phải xem xét lại quyết định đó.
(2) Luật Tổ chức Quốc hội quy định phân công Ủy ban Tư pháp thực hiện việc giám sát hoạt động tư pháp nói chung và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp (Điều 71); phân công Ủy ban Pháp luật có trách nhiệm chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (khoản 3 Điều 70); phân công Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tham gia thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (khoản 3 Điều 79)…
       Tóm lại, pháp luật về xử lý và giám sát việc giải quyết đơn thư của công dân gửi đến Quốc hội nói chung và trong lĩnh vực tư pháp nói riêng đã được quy định tương đối cụ thể, bao quát. Mặc dù hoạt động tư pháp có những đặc thù riêng biệt so với các hoạt động khác nhưng pháp luật cũng có những quy định phù hợp, để vừa bảo đảm hoạt động độc lập xét xử của tòa án, vừa góp phần chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác này để từng bước phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động xử lý và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội. /.

ThS. Đinh Thanh Hương
Ban Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK