HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 3 – SỐ 3
Cập nhật : 17:47 - 20/04/2024


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quyềnhành nghề khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 39 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, quyền hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đượcquy định như sau:

-Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.

-Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hànhnghề cho phép.

-Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khácnhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.

-Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, quyền từchối khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

Người hành nghề được từchối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

-Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghềcủa mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiệnviệc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi ngườibệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữabệnh khác;

-Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghềnghiệp;

-Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe,tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp ngườiđó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

-Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy địnhvề chuyên môn kỹ thuật;

-Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểma khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 khôngchấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề saukhi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấphành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quyền được nâng caonăng lực chuyên môn khámbệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, quyền được nâng cao năng lực chuyên môn khám bệnh,chữa bệnh được quy định như sau:

-Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.

-Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.

-Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luậtvề y tế.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa?

Trả lời:

Căn cứ Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa được quy định như sau:

- Đượcpháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy địnhmà vẫn xảy ra sự cố y khoa.

-Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữabệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khámbệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khámbệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

-Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luậtvề an toàn, vệ sinh lao động.

-Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.

-Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đếnsức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữabệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữabệnh đối với người bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 44 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, nghĩa vụcủa ngườihành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh được quyđịnh như sau:

-Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợpquy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật Khámbệnh, chữa bệnh 2023.

-Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

-Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều9 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

-Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đốixử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

-Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyđịnh của pháp luật.

 

Câu hỏi:Pháp luật quy định nhưthế nào về nghĩa vụ đối với nghề nghiệp của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, nghĩa vụđối với nghề nghiệp của ngườihành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

-Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

-Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

-Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

-Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

-Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đãcung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tinvà trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 củaLuật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

-Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối ngườibệnh hoặc vi phạm quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

 

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về nghĩavụ đối với đồng nghiệp của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 46 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, nghĩa vụ đối với đồng nghiệp của ngườihành nghề khám bệnh, chữabệnh được quy định như sau:

1.Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.

2.Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.

Danh sách góp ý
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK